News

Mua bán nhà sổ hồng chung cần biết những gì?

Pháp lý luôn là một trong những vấn đề mà người mua bán nhà quan tâm hàng đầu, đặc biệt là trường hợp mua bán nhà sổ hồng chung. Để tránh những rủi ro, bất lợi khi làm thủ tục mua nhà sổ hồng chung thì người mua nên trang bị cho mình những thông tin chính xác.

Cùng Propzy khám phá những thông tin cực kỳ hữu ích liên quan đến trường hợp mua nhà sổ hồng chung ngay bên dưới nhé!

Cần tìm hiểu thông tin gì trước khi mua nhà có sổ hồng chung?

Cần tìm hiểu thông tin gì trước khi mua nhà có sổ hồng chung?

1. Nhà sổ hồng chung là gì?

Nhiều người dân vẫn còn khá mơ hồ về khái niệm nhà sổ hồng chung là gì? Sổ hồng chung là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và các tài sản gắn liền với đất được nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền cấp cho từ hai chủ sở hữu đứng tên trên sổ hồng và không có quan hệ vợ chồng, con cái. 

Ưu, nhược điểm của loại sổ hồng chung

Ưu điểm 

Khi mua bán nhà sổ hồng chung sẽ có ưu điểm là phù hợp, thuận lợi đối với những người có thu nhập thấp, hay nguồn tài chính hạn chế nhưng vẫn muốn sở hữu nhà. Bạn có thể cùng anh chị em trong gia đình hoặc bạn bè cùng mua và cùng nhau đứng tên. 

Về thủ tục mua bán, sang nhượng nhà sổ hồng chung thì vẫn được  thực hiện bình thường và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Nhược điểm

Vì sổ hồng chung là đồng sở hữu nên khi muốn giao dịch mua bán cần có sự đồng thuận của các cá nhân cùng đứng tên trong sổ hồng. Có thể xảy ra tranh chấp mâu thuẫn giữa các chủ sở hữu về những lợi ích khai thác được từ tài sản đồng sở hữu nếu giữa các chủ sở hữu không có sự thỏa thuận, thống nhất ngay từ đầu

Nhà sổ hồng chung  tạo thuận lợi cho những người có thu nhập thấp

Nhà sổ hồng chung  tạo thuận lợi cho những người có thu nhập thấp

Về tính pháp lý trong việc mua bán nhà sổ hồng chung thì pháp luật đã công nhận sổ hồng chung là loại sổ hồng có giá trị giống như trường hợp sổ hồng riêng. Tuy vậy, khi muốn mua bán nhà đất hay vay thế chấp sổ hồng đồng sở hữu, thì bạn cũng có thể sẽ gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất định. Đôi khi cần phải có sự giải quyết của pháp luật nếu các chủ sở hữu không giải quyết được với nhau. 

2. Mua bán nhà sổ hồng chung có vay ngân hàng được không?

Nhiều câu hỏi được đặt ra, xoay quanh vấn đề sổ hồng chung có vay ngân hàng được không? Hay vay thế chấp sổ hồng đồng sở hữu có đúng pháp luật không?

Như đã biết, với các cuốn sổ hồng riêng thì bạn hoàn toàn có quyền quyết định việc có mang sổ đi vay ngân hàng hay không. Nhưng với cuốn sổ hồng chung hiện nay thì về mặt lý thuyết, bạn vẫn có thể dùng để vay thế chấp tại ngân hàng. Tuy nhiên trên thực tế thì điều này sẽ còn phụ thuộc vào quyết định của những người đồng sở hữu.

Khi bạn sử dụng sổ hồng để vay ngân hàng,giấy tờ thủ tục cũng cần sự đồng thuận và chữ ký xác nhận củatất cả những người chủ đồng sở hữu có tên trên sổ hồng.

Vay ngân hàng sẽ dễ dàng hơn các chủ sở hữu sổ hồng chung là người thân

Vay ngân hàng sẽ dễ dàng hơn các chủ sở hữu sổ hồng chung là người thân

Nếu các chủ sở hữu cùng đứng tên trong sổ hồng chung là các anh chị em trong nhà, thì việc vay ngân hàng có thể dễ dàng hơn, và nếu các chủ sở hữu còn lại là người xa lạ thì việc vay vốn của ngân hàng sẽ khăn khi thuyết phụcsự chấp thuận của họ. Do đó, việc sử dụng sổ hồng chung để vay ngân hàng khó có thể diễn ra nếu như không có sự đồng thuận giữa các chủ sở hữu. 

3. Thủ tục mua nhà có sổ hồng chung

Khi có văn bản đồng ý của các chủ đồng sở hữu trong sổ hồng chung, cho phép chuyển nhượng và mua bán sẽ cần có các thủ tục sau:

  • Xác lập hợp đồng khi chuyển nhượng

Hợp đồng trong thủ tục mua bán nhà đất sổ hồng chung phải bằng văn bản được lập tại văn phòng công chứng, nhằm đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng. Hợp đồng bắt buộc phải có chữ kỹ của bên bán, bên mua cũng như các đồng sở hữu nhà là các đối tượng trong giao dịch mua bán.

  • Thực hiện nghĩa vụ tài chính

Người mua, người bán nhà đất phải nộp lệ phí trước bạ là 0,5 % do bên mua đóng, 2 % trên giá trị hợp đồng chuyển nhượng do bên bán đóng. Chuẩn bị hồ sơ kê khai mua bán gồm có:

  • 02 tờ khai lệ phí trước bạ được bên mua ký;
  • 02 tờ khai thuế thu nhập cá nhân được bên bán ký;
  • Bản chính hợp đồng chuyển nhượng đã được cơ quan chức năng công chứng;
  • 01 bản sao có chứng thực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cũng như tài sản gắn liền với đất;
  • 01 bản sao có chứng thực CMND và sổ hộ khẩu của cả bên mua, bên bán;

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp thuế thì các bên mua, bán cần phải thực hiện nghĩa vụ tài chính dựa theo quy định của pháp luật.

  • Thủ tục đăng ký biến động đất đai  hoặc sang tên sổ đỏ

Sau khi nộp thuế và các loại phí thì các bên làm thủ tục kê khai hồ sơ sang tên, bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký về biến động (do bên bán ký), trong trường hợp có sự thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua sẽ thực hiện thủ tục hành chính thì bên mua có quyền ký thay.
  • Hợp đồng chuyển nhượng gồm 01 bản có công chứng
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất (bản gốc).
  • Giấy nộp tiền vào ngân sách của nhà nước (kèm bản gốc).
  • Bản sao CMND, kèm sổ hộ khẩu của bên nhận chuyển nhượng.
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu chung còn lại.
  • Đóng nộp các khoản lệ phí:

  • Lệ phí sang tên sổ hồng
  • Lệ phí thẩm định được tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng

Sau khi thực hiện các thủ tục như trên thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, làm thủ tục cấp sổ mới dựa theo giấy hẹn để lấy sổ.

4. Bán nhà có sổ hồng chung như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 209 Bộ luật Dân sự 2015, thì mỗi chủ sở hữu chung theo phần sẽ có quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần sở hữu của mình, tuy nhiên sẽ trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong việc bán nhà có sổ hồng chung.

Như vậy có thể thấy rằng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác thì bạn có toàn quyền định đoạt đối với phần tài sản của mình trong sổ hồng chung. Cụ thể, là quyền sử dụng nhà đất thuộc về bạn đã được ghi nhận trong sổ hồng.

Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 218 của Bộ luật Dân sự quy định, trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần, bán phần quyền sở hữu của mình thì những chủ sở hữu chung khác sẽ được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn 3 tháng, tính từ ngày các đồng chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo cho việc bán và các điều kiện bán, mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì tất nhiên chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. 

Cần thông báo cho các chủ sở hữu chung còn lại trước khi chuyển nhượng 

Cần thông báo cho các chủ sở hữu chung còn lại trước khi chuyển nhượng 

Trong trường hợp bạn muốn chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất của mình, thì cần thực hiện các bước sau:

– Thông báo bằng văn bản cho các chủ sở hữu chung còn lại về việc sẽ chuyển nhượng quyền sử dụng đất cùng các điều kiện chuyển nhượng.

– Sau khi chủ sở hữu chung còn lại có ý định không nhận chuyển nhượng, bạn được quyền hoàn toàn chuyển nhượng cho người khác. Tuy nhiên, trước khi chuyển nhượng, bạn cần thực hiện thủ tục tách thửa cũng như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như quyền sở hữu nhà ở, cùng tài sản khác gắn liền với đất.

Thông qua những chia sẻ chi tiết về vấn đề mua bán nhà sổ hồng chung như trên. Propzy hy vọng bạn đã có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích cũng như kinh nghiệm cho bản thân xoay quanh các vấn đề pháp lý khi mua bán nhà có sổ hồng chung.

Mã: ...