Hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ tại khu vực thành phố Hồ CHí Minh đã được nâng cấp và phát triển mạnh mẽ. Trong đó vấn đề vấn đề liên kết các tuyến Metro với đường vành đai cũng là 1 trong những bước tiến chủ chốt cho sự phát triển lâu dài. Từ đó hệ thống giao thông được hoàn thiện, giải quyết những bất cập đang có và trở thành nền móng vững chắc cho sự phát triển đô thị sau này. Cùng canho.com.vn tìm hiểu ngay những tuyến đường vành đai quan trọng sẽ kết nối với Metro Hồ Chí Minh trong phần nội dung hôm nay.
Tổng quan về các tuyến đường vành đai quan trọng
Theo thông tin từ quy hoạch được cung cấp từ chính phủ, tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh có 4 đường vành đai quan trọng là 1-2-3-4. Mỗi tuyến đường đều đóng vai trò quan trọng trong hệ thống đường bộ phục vụ người dân đi lại tiện lợi.
Đường vành đai 1
Vành đai 1 là tuyến đường chính tại khu vực đô thị I có chiều dài 26,4 km, đi qua các quận: Thủ Đức, Tân Bình, Tân Phú, quận 8, Bình Chánh. Tuyến đường bắt đầu từ Ngã tư Linh Xuân và kết thúc tại Hương lộ 2 - Nguyễn Văn Linh. Đây là cung đường được hoàn thiện và đưa vào phục vụ người dân, giảm tải áp lực từ các tuyến đường khác cũng như hạn chế tình trạng ùn tắc.
Đường vành đai 2
Đường vành đai 2 được phát triển từ năm 2007 với chiều dài lên đến 64 km. Tổng số vốn phát triển đường vành đai 2 lên đến 12,540 tỷ đồng và được các chuyên gia đánh giá vô cùng cao về tiềm năng phát triển trong tương lai. Từ đường vành đai 2 sẽ kết nối các quận với nhau, trong đó có quận 2, quận 7, quận 8, quận 9, Bình Tân, Bình Chánh và Thủ Đức.
Hiện tại, đường vành đai 2 đang trong quá trình đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện trong thời gian nhanh nhất. Theo đó, sẽ có 4 giai đoạn được thực hiện:
- Đoạn 1, kết nối từ bờ cầu Rạch Chiếc trên vành đai phía Đông là cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội, bao gồm nút giao thông Bình Thái dài 3,82 km, nằm trên địa bàn quận 9 và quận Thủ Đức.
- Đoạn 2, kết nối từ nút giao Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng dài 1,99 km, nằm trên địa bàn quận Thủ Đức.
- Đoạn 3, kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút Gò Dưa trên quốc lộ 1 dài 2,75 km vẫn thuộc quận Thủ Đức.
- Đoạn 4, kết nối từ nút giao An Lập trên Quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh, dài 5,3 km, đi qua địa bàn các quận 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh.
Vành đai 3
Tuyến đường vành đai 3 được mệnh là là huyết mạch của trung tâm kinh tế trọng điểm phía Nam. Chiều dài của tuyến lên đến 89.3 km di chuyển qua 4 địa bàn là Đồng Nai, Bình Dương, Tp.Hồ Chí Minh, Long An. Vấn đề phát triển tuyến vành đai 3 đóng vai trò vôc ùng quan trọng trong việc rút ngắn khoảng đường di chuyển qua các quận trung tâm. Đặc biệt vành đai 3 sẽ thúc đẩy tiềm năng phát triển đối với các khu vực công nghiệp, dịch vụ.
Vào tháng 12/2019 một phần của tuyến đường đã hoàn thiện và đưa vào hoạt động. Phần đường còn lại đang trong quá trình xây dựng, theo thông tin quy hoạch tuyến đường sẽ có 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch, dài 34,3 km, đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai và TPHCM.
- Giai đoạn 2: Đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn (đường vành đai 3 Bình Dương).
- Giai đoạn 3: Đoạn quốc lộ 22 – Bình Chuẩn.
- Giai đoạn 4: Đoạn Bến Lức - Quốc lộ 22.
Vành đai 4
Tuyến đường vành đai 4 sở hữu chiều dài lên đến 197,6 km xuyên qua 5 tỉnh thành: Tp. Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh, Long An. Sau khi hoàn thiện sẽ nhận vai trò giảm tình trạng ùn tắc, kẹt xe ở những tuyến đường nội bộ thành phố.
- Đoạn 1: Đoạn Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu) đến Trảng Bom – Đồng Nai (quốc lộ 1A).
- Đoạn 2: Đoạn từ quốc lộ 1A (Trảng Bom – Đồng Nai) đến quốc lộ 13 (Tân Uyên – Bình Dương) dự kiến hoàn thành trước 2025.
- Đoạn 3: Đoạn quốc lộ 13 (Tân Uyên – Bình Dương) đến quốc lộ 22 (Củ Chi – TP Hồ Chí Minh) hoàn thành trước 2024.
- Đoạn 4: Từ quốc lộ 22 (Củ Chi – TP Hồ Chí Minh) đến cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương (Bến Lức – Long An) dự kiến hoàn thành trước 2023.
- Đoạn 5: Đoạn Bến Lức – Long An (giao với cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương) đến cuối tuyến trục Bắc – Nam TP Hồ Chí Minh (cảng Hiệp Phước – TP Hồ Chí Minh) hoàn thành trước 2017.
Sự kết nối giữa đường vành đai và các tuyến Metro
Sau khi Metro số 1 được hoàn thiện và đưa vào hoạt động đã làm sôi động cả thị trường đô thị hiện tại. Đặc biệt hơn nữa là tuyến Metro sẽ tiếp giáp cùng đường vành đai tạo điều kiện thuận lợi nhất phục vụ người dân. Cụ thể:
- Tuyến Metro số 1: Bến Thành - Suối Tiên sẽ nối với đường vành đai 2 và vành đai 3
- Tuyến Metro số 2: Bến Thành - Tham Lương sẽ kết nối với vành đai 2 và vành đai 3
- Tuyến Metro số 3A: (Bến Thành – Bến xe Miền Tây) sẽ kết nối với vành đai 2
- Tuyến Metro số 4: Thạnh Xuân – Khu đô thị Hiệp Phước sẻ kết nối với vành đai 2 và vành đai 3.
- Tuyến Metro số 5:Cầu Sài Gòn – Bến xe Cần Giuộc sẻ kết nối với vành đai 2 và vành đai 3
Tuyến đường vành đai luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hạ tầng giao thông trong khu vực. Góp phần giảm gánh nặng đối với hạ tầng, hạn chế tình trạng kẹt xe, ùn tắc giao thông. Đặc biệt còn tạo điều kiện thuận lợi nhất phục vụ người dân di chuyển trong nội thành.