Thành phố Hồ Chí Minh được mệnh danh là trái tim kinh tế đất nước, sở hữu tiềm lực vô cùng vững mạnh và bền bỉ. Nơi đây chính là tâm điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước đến đầu tư và phát triển. Chính vì tầm quan trọng đó, hạ tầng giao thông đóng vai trò chủ chốt trong quá trình phát triển đô thị trong tương lai cũng như những khu vực lân cận.
Khám phá về bản đồ hành chính Tp.Hồ Chí Minh mới nhất 2025
Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc 1 trong 5 thành phố trung ương và là khu đô thị đặc biệt đối với nước nhà. Nằm tại khu vực tiếp giáp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bọ trở thành địa điểm chiến lược cho sự phát triển về kinh tế.
Thành phố Hồ Chí Minh sở hữu diện tích lên đến 2.095 km2, được phân chia thành 21 quận/ huyện. Trong đó, thành phố Thủ Đức đã được quy hoạch thành “Thành phố trong thành phố” đóng vai trò chủ chốt trong vấn đề phát triển kinh tế, đô thị trong tương lai gần.
Dựa theo bản đồ mới nhất từ Chính Phủ, tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh sẽ được chia thành 5 khu đô thị lớn:
- Khu trung tâm Sài Gòn bao gồm: Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh;
- Khu Đông Sài Gòn gồm: Quận 9, Quận 2, Quận Thủ Đức nay sáp nhập thành là Thành Phố Thủ Đức;
- Khu Nam TPHCM bao gồm: Quận 7, huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ;
- Khu Tây bao gồm: Quận Bình Tân, 1 phần của huyện Bình Chánh;
- Khu Bắc bao gồm: Quận 12, huyện Hóc Môn, Củ Chi.
Bản đồ hành chính Tp. Hồ Chí Minh
Theo thông tin quy hoạch được cập nhất mới nhất, thành phố sẽ được phân chia thành: 1 thành phố, 16 quận và 5 huyện. Trong đó có 312 đơn vị hành chính cấp xã bao hồm 249 phường, 58 xã, 5 thị trấn trực thuộc.
Sau đây là bảng tổng hợp các đơn vị hành chính đang có tại khu vực và những thông tin liên quan theo khảo sát mới nhất.
Tiềm năng phát triển khu vực vệ tinh thành phố
Bên cạnh sự phát triển vượt trội đến từ nội bộ khu vực thành phố Hồ Chí Minh, vùng ngoại ô thành phố cũng đón nhận hàng loạt tiềm năng phát triển mới. Từ đó trở thành điểm đến mới của các “ông lớn” đầu tư về bất động sản, kinh tế,... Và để đồng bộ sự phát triển, Chính Phủ đã đề xuất thay đổi, nâng cấp nhiều yếu tố chủ chốt như hạ tầng, giao thông, doanh nghiệp, bất động sản,... nhằm thúc đẩy sự phát triển một cách bền vững và lâu dài.
Nổi bật trong các tỉnh ven thành phố, Long An và Bình Dương là hai khu vực được đón nhận nhiều tiềm năng nhất. Các dự án nhà ở, dịch vụ, thương mại, công nghiệp được phát triển rầm rộ. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông cũng được thúc đẩy và liên kết với nội thành từ đó giúp người dân di chuyển nhanh chóng và thuận lợi nhất.
Đặc biệt nhất trong lần chuyển đổi quy hoạch chính là sự phát triển của các tuyến Metro củng cố vị trí trung tâm thành phố và liên kết nhanh với các tỉnh thành vùng ven. Kết hợp với đó là hàng loạt tuyến đường huyết mạch như vành đai 3, vành đai 4 đang trong quá trình bắt đầu xây dựng và hoàn thiện. Thúc đẩy tiềm năng phát triển của đô thị thu hút vốn đầu tư.